Rác thải nhựa trôi nổi trên biển đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển, đặc biệt là những địa phương có nền kinh tế biển. Do đó, hiện nay nhiều địa phương có biển đã triển khai các hoạt động thu gom, giảm rác thải nhựa trên biển vừa để phát triển bền vững nghề nươi trồng đánh bắt thủy sản vừa bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên biển.
Sử dụng các sản phẩm làm từ rác thải nhựa như hạt nhựa tái sinh trong sản xuất là một trong những biện pháp làm giảm thải những sản phẩm nhựa ra môi trường.
Giữ sạch nguồn lợi thủy sản
Theo khảo sát, bình quân 300 tàu cá sẽ xả thải ra đại dương hơn 4 tấn rác thải nhự, gần 1 lấn lon nhôm và 1,75 tấn bao bì nhựa chứa, đựng, bảo quản sản phẩm thủy sản. Như vậy, chúng ta không chỉ cần ngăn chặn rác thái nhựa thất thoát từ đất liền ra ngoài đại dương, mà còn phải ngăn chặn rác nhựa từ các tàu thuyền đánh bắt chở ra. Tại Việt nam, chi cục Thủy sản Bình Định đã phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc hiện đang triển khai mô hình thu gom rác thải nhựa trên tàu cá kết nối với cơ sở thu hồi vật liệu tại Cảng cá Quy Nhơn.
“Việc giảm rác thải nhựa cũng giúp tỉnh Bình Định bảo vệ môi trường biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh tình trạng các loài thủy sản bị nhiễm bẩn do rác thải nhựa. Sản phẩm thủy sản vì thế sẽ hạn chế bị nhiễm nhựa, vi nhựa” – ông Vinh,Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định, nhấn mạnh.
Nếu công tác triển khai đạt hiệu quả, mô hình dự kiến sẽ giúp giảm khoảng 60 tấn rác thải nhựa ra đại dương phát sinh từ sinh hoạt và sản xuất trên tàu cá, đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng ngư dân. Công tác thu hồi phế liệu sinh hoạt và trên các tàu cá tốt không chỉ góp phần giảm thiểu rác thải nhựa đại dương mà còn làm tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng có liên quan đến lĩnh vực thu hồi, tái chế phế liệu tại địa phương.
Tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường biển
Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020, chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ, chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển. Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo cũng quy định chi tiết về việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển, từ đất liền và xuyên biên giới. Việc quản lý chất thải nhựa của các địa phương đã góp phần thực thi một cách hiệu quả các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường biển, nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương trong việc giảm rác thải nhựa từ các hoạt động phát triển kinh tế.
Tái sinh rác thải nhựa thành hạt nhựa tái sinh
Để tạo dựng một vòng kinh tế tuần hoàn bền vững, Bluesky chúng tôi cam kết 100% sản phẩm của chúng tôi được tái sinh từ rác thải nhựa, đặc biệt rác thải nhựa được thu gom từ môi trường biển. Chúng tôi tự hào là công ty đầu tiên ở Việt Nam đạt được chứng chỉ OBP về lượng tái chế rác thải nhựa đại dương. Bluesky là một trong những công ty sản xuất hạt nhựa tái sinh uy tín có giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường miền Nam.
Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết về hoạt động của công ty và báo giá mới nhất cho sản phẩm hạt nhựa tái sinh.